icon menu mobile

CỘNG ĐỒNG TÀI CHÍNH THÔNG MINH

icon cat upload

Đặc điểm cổ phiếu ngành thép nhà đầu tư cần chú ý

Tuệ Lâm
icon calendar
08/08/2021 14:44
icon comment 0
Ông Nguyễn Hồng Điệp, chuyên gia chứng khoán chia sẻ trên Facebook cá nhân về 8 yếu tố, đặc điểm tác động đến cổ phiếu ngành thép.
Cách đây khoảng 7 năm, tôi may mắn được tham gia vào một dự án tái cấu trúc một doanh nghiệp niêm yết (khi đó còn nằm ở HNX, sau này chúng tôi đã đưa cổ phiếu này qua HoSE). Đây là một DN ở Việt Trì, chuyên về lĩnh vực vật liệu xây dựng. Từ những kinh nghiệm đã có, tôi xin được chia sẻ góc nhìn về dòng cổ phiếu Thép, cũng là một trong những ngành thuộc vật liệu xây dựng.
  1. Tính chu kỳ: dòng Thép có tính chu kỳ rất cao. Trong chu kỳ giá thép đẩy lên cao, biên lãi ròng của dòng này rất cao. Nhưng khi cung áp đảo cầu, giá thép cũng giảm rất mạnh. Tuy vậy, chu kỳ này không phải chỉ là 1-2 năm, mà có thể kéo dài 5 năm. Với tình thế cần phục hồi kinh tế sau đại dịch trên toàn cầu, giá thép rất khó giảm cho đến hết năm 2023.
  2. Giá thép cao hay thấp là do yếu tố nào? Giá thép phụ thuộc vào giá thế giới là chủ yếu, hoàn toàn vô nghĩa khi những “kêu gào” của nhóm DN XD về việc phải kiềm chế giá thép trong nước. Trong trường hợp này, không thể áp dụng những biện pháp hành chính “cưỡng ép” để làm giảm giá thép được.
  3. Yếu tố cốt lõi của các DN ngành Thép là Sản lượng tiêu thụ, trong đó chia ra làm 2 phần: trong nước và xuất khẩu. Trong 6 tháng đầu năm 2021 sản lượng bán Thép xây dựng phần XK là 15%, còn đối với Tôn mạ và ống thép, con số này còn ấn tượng hơn với hơn 40%. Dịch bệnh đang phức tạp ở VN, sẽ gây ảnh hưởng đến nhu cầu Thép trong nước trong 6 tháng cuối năm. Tuy vậy, sản lượng xuất khẩu sẽ gia tăng tỷ lệ, bù đắp vào phần giảm sút trong nước.
  4. Trung quốc, Mỹ là 2 nhân vật ảnh hưởng lớn đến ngành Thép. TQ đang áp dụng nhiều gói kích thích kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng sau đại dịch. Dự báo nhu cầu thép của TQ tiếp tục tăng trong thời gian tới. TT Biden cũng vừa có chính sách tương tự đối với nước Mỹ. Ở VN để duy trì tốc độ tăng trưởng GDP, Chính phủ cũng sẽ thúc đẩy giải ngân đầu tư công, đặc biệt vào quí 4/2021. Có thể quí 3 sản lương bán Thép sẽ giảm, nhưng quí 4 sẽ lại khởi sắc.
  5. HRC gây đột biến ngành. Nếu trước đây HRC (thép cuộn cán nóng) phải 100% là nhập khẩu, thì hiện nay đã có HPG và Formosa sản xuất được trong nước. Không chỉ dẫn đầu ngành về sản xuất Thép truyền thống, mà HPG cũng đang thống lĩnh thị trường HRC (dùng cho tôn mạ).
  6. Tích lũy nguyên liệu đầu vào. Vì tác động môi trường nên sẽ hạn chế mở mới các nhà máy Thép. Đây là điều sẽ tác động vào nguồn cung, đặc biệt nguồn cung HRC. Cho nên các DN hàng đầu ngành Thép, Tôn mạ như HSG, NKG, luôn xây dựng chiến lược tích lũy nguyên liệu giá rẻ. Còn HPG thì dự trữ quặng sắt và than cốc.
  7. Quặng là yếu tố then chốt. Giá quặng sắt sẽ ảnh hưởng lớn lên Biên lợi nhuận của DN Thép. Giá quặng trong tương lai cũng khó giảm, điều này cũng gây bất lợi cho 1 số DN ngành. Nhưng nếu chủ động được nguồn quặng sắt, sẽ là lợi thế lớn. Chỉ duy nhất HPG đang làm rất tốt điều này khi liên tục mua mỏ mới, cả mỏ trong và ngoài nước.
  8. Để nền kinh tế có thể phục hồi một cách toàn diện, sẽ có nhiều giải pháp để không gây đứt gãy những ngành khác như XD, BĐS. Vì thế, Chính phủ có thể sẽ tìm cách kiềm chế bớt sự tăng giá của Thép. Một trong những chính sách là hạn chế xuất khẩu, dùng công cụ Thuế để điều tiết giá Thép. Điều này có thể sẽ làm ảnh hưởng nhất thời đến biên LN của ngành thép.
Hiện nay P/E của ngành Thép đang rất thấp, trung bình ngành là 8.0. Thị trường đang chiết khấu rất cao đối với dòng cổ phiếu này. Có thể đó là lo ngại về sự chậm lại của tăng trưởng Doanh thu, Lợi nhuận trong quí 3/2021. Điều này là hợp lý, nhưng như các phân tích ở trên, chúng ta có đầy đủ dữ liệu để tin rằng sự điều chỉnh này chỉ là nhất thời, dòng Thép vẫn sẽ tiếp tục đà tăng sau 3 -6 tháng nữa.
HPG bây giờ đã trở thành trụ cột của nền kinh tế Việt nam. Nếu không phải là Doanh nghiệp số 1, thì chắc cũng nằm trong Top 5 các DN có hiệu quả và đóng góp cho kinh tế nước nhà.
Về mặt TTCK, cổ phiếu HPG được ví như VNM cách đây 15 năm. Tăng trưởng bền vững, ban lãnh đạo tốt, duy trì tỷ lệ cổ tức cao. Hầu hết các quĩ vào Việt Nam trong danh mục đều xuất hiện HPG.
Đầu tư chứng khoán muôn màu muôn vẻ, có người chỉ “chơi” theo kiểu chớp thời cơ, tận dụng cơ hội. Có người lại đam mê xanh đỏ, nghiện đến mức ngày nào không giao dịch là không chịu được. Nhưng có những người lại coi đây là một trong những kênh đầu tư quan trọng, đặt một phần tài sản lớn vào đây. Dù bất kỳ cách thức nào, chúng ta cũng nên tìm hiểu thật kỹ càng, tiến lui nhịp nhàng, trọng số hơn trọng cung, kiềm chế cảm xúc, để có thể đặt mục tiêu trung và dài hạn lên cao. Chỉ có như vậy, việc đầu tư vào cổ phiếu ngành Thép hay các ngành khác mới mang lại thành công.
Tuy nhiên, cộng đồng nhà đầu tư cũng đặt ra các điểm còn lăn tại HPG, chẳng hạn HPG giải quyết sao với vấn đề môi trường tại Dung Quất 1 và Dung Quất 2?
Mặt khác, HPG có chuyển định hướng qua nuôi lợn và BĐS. Thực ra trong mảng thép, HPG đang làm rất tốt việc duy trì con nhím của doanh nghiệp đó là giá vốn thấp (do nhiều yếu tố). Tuy nhiên việc nhảy từ một nơi mà mình đang giữ một con nhím rất tốt qua việc phân tán qua mảng khác khi có rất nhiều doanh nghiệp có tiềm năng có quá rủi ro?
Và ngoài ra, nhà đầu tư còn e ngại  kết quả kinh doanh quý 3 và quý 4 năm nay có khả năng giảm do chính sách nhà nước và covid có thể trực tiếp làm ảnh hưởng tới EPS của HPG năm nay. Một nhà đầu tư tính toán, EPS của HPG sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp và qua đó làm tăng P/E.

Chuyên gia  Nguyễn Hồng Điệp cho rằng, vấn đề tác động xấu môi trường là quá rõ, nhưng VN chấp nhận bỏ qua để phát triển vùng miền trung, khá ít dân, có cảng biển. Cho nên đây là chính trị, sẽ xử lý được.

HPG bây giờ đã trở thành tập đoàn, với mũi nhọn là thép. Các ngành như chăn nuôi, BĐS, nội thất, HPG cũng đã làm được khoảng 3-5 năm rồi, cũng không mới. Qui mô HPG quá lớn, làm thêm ngành nghề là hợp lý, nhưng tỷ trọng thép vẫn bao phủ.
Như phân tích trong bài, LNST quí 3 có thể giảm tầm 20%, tức còn khoảng 8.000 tỷ đồng. Nhưng quí 4, dự báo sẽ lại tăng trên 9.000 tỷ đồng, cả năm dự báo LNST khoảng 32.000-34.000 tỷ đồng, đưa EPS cả năm lên trên 8.000. Với giá 50.000, P/E fw 2021 = 6.3. Vậy có cao không? Có 1 sai lầm mọi người hay gặp là phuong pháp tính EPS. Do SLCP lưu hành khác nhau nên tốt nhất hãy tính từng quý, rồi cộng 4 quí gần nhất lại sẽ ra Eps trailing; cộng EPS thêm các quí lại sẽ bằng cả năm.

Hòa Phát (HPG) đạt lợi nhuận sau thuế 9.745 tỷ đồng trong quý 2/2021

Quý II/2021, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đạt doanh thu 35.400 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 9.745 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Tập đoàn ghi nhận doanh thu gần 66.900 tỷ đồng, tăng 67% so với cùng kỳ.

Parvati
icon comment 0

Thép Nam Kim (NKG) lãi ròng quý 2 khủng 848 tỷ đồng, gấp 49 lần cùng kỳ

Trong quý 2/2021, Nam Kim (NKG) ghi nhận doanh thu thuần hơn 7.016 tỷ đồng, cao gấp 3 lần cùng kỳ. Trong đó, hơn 3,793 tỷ đồng doanh thu mảng xuất khẩu, tăng 387% so với cùng kỳ. Biên lãi gộp tăng mạnh lên 18,6%, trong khi quý 2/2020 chỉ 4,6% nhờ xuất khẩu hàng tới các thị trường có giá bán cao như châu Âu và Bắc Mỹ.

Tuệ Lâm
icon comment 0
Copyright © 2023 SmartF. All right reserved.