icon menu mobile

CỘNG ĐỒNG TÀI CHÍNH THÔNG MINH

icon cat upload

Nhận diện sự dịch chuyển của dòng tiền thông minh

Quỳnh Hoa
icon calendar
25/04/2024 09:13
icon comment 0

Lãi suất thấp, tỷ giá tăng, vàng tăng mạnh, bất động sản nóng hơn, những yếu tố này đã khiến dòng tiền thông minh có sự dịch chuyển mạnh trong quý I.

Bài phân tích của các chuyên gia tại tọa đàm “Nhận diện Kinh tế quý 1/2024: Mở lối cho kinh tế cả năm” có nhiều thông tin đáng chú ý.

Ông Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, nhận xét lãi suất tiền gửi ở các ngân hàng xuống thấp nhất nhiều năm qua, điều này quá tốt cho nền kinh tế nếu lãi suất tiền vay giảm tương ứng.

Tổng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng tính đến thời điểm 31/12/2023 là 13,5 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 13%. Cơ cấu tiền gửi giữa tổ chức và người dân 50-50. “Tôi không thích cách mọi người nói tiền gửi tăng “khủng” lên gần 14 triệu tỷ đồng, bởi mức tiền gửi tăng là bình thường khi lạm phát như vậy, GDP như vậy. Lãi suất huy động năm 2023 lên tới 9-10% thì tất nhiên tiền gửi phải tăng”, ông Hòe nói.

Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất huy động giảm liên tục và ở mức thấp kỷ lục, kỳ hạn 1 tháng khoảng 1,7-2%, 12 tháng khoảng 4,6- trên 5%. Tính đến cuối tháng 3/2024, tổng tiền gửi là 13,4 triệu tỷ đồng, giảm 0,76% so đầu năm.Trong đó, lượng tiền gửi trong nền kinh tế giảm 0,76% do dịch chuyển sang các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản, chứng khoán.

Về dịch chuyển đầu tư sang vàng, ông Hòe cho hay: “Vàng trong quý 1 tăng 23%, do đó, chỉ cần nắm vàng từ đầu năm đã lãi 23%”. Dòng tiền vào vàng lớn vì giá tăng cao, doanh số mua bán vàng ở các công ty vàng trong nước rất cao như Công ty PNJ doanh số trên 30 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trên 1000 tỷ đồng; SJC doanh thu trên 30 nghìn tỷ đồng…

Cũng theo vị chuyên gia, bình quân mỗi năm, Việt Nam tiêu thụ 55 tấn vàng (theo tính toán của Fulbright), với lượng cung trong nước 3-4 tấn thì lượng nhập về hơn 50 tấn vàng. Việc phải dùng một lượng lớn ngoại tệ để nhập khẩu vàng cũng gây áp lực lên tỷ giá.

Tiếp theo là chảy vào chứng khoán và bất động sản. Theo phân tích Fiingroup, tỷ trọng dòng tiền phục hồi đối với ngành bất động sản tăng lên 21,5% vượt trội so với ngân hàng (17,8%) và chứng khoán (15,5%).

Trong đó, tiền vào chứng khoán tăng cao, dòng tiền trong nước cân toàn bộ lượng bán ròng của khối ngoại. Số lượng tài khoản mở mới tăng, giao dịch bình quân trung bình 27.000 tỷ đồng một phiên.

Cùng với đó, tiền vào thị trường bất động sản cũng có sự phục hồi đáng kể với hàng loạt yếu tố tích cực như kiều hối 14 tỷ USD/năm, Luật Đất đai cho phép Việt kiều mua nắm giữ bất động sản; nhiều doanh nghiệp bất động sản đã tích cực mua lại trái phiếu với số tiền 10.468 tỷ đồng, chiếm 47,9% tổng số mua lại trái phiếu doanh nghiệp; FDI tiếp tục gia tăng đầu tư vào bất động sản (nhất là bất động sản khu công nghiệp)…

Dù vậy, theo ông Hòe, với xu hướng “nhích” lãi suất tiền gửi từ nay tới cuối năm thì tiền gửi ngân ngân cũng sẽ phục hồi.

Nhìn bức tranh rộng hơn, TS. Nguyễn Đình Cung, Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế trung ương nhận xét, phục hồi của nền kinh tế trong quý 1-2024 là không bền vững.

Ông lưu ý đó mối quan hệ giữa giá trị sản xuất công nghiệp và giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất công nghiệp. Cụ thể, thời kỳ trước đại dịch Covid-19 và trong thời gian dịch bệnh đó, tăng trưởng trung bình của giá trị sản xuất công nghiệp thường cao hơn so với tăng trưởng trung bình của giá trị gia tăng sản xuất công nghiệp, hoặc có thể hai chỉ số này sẽ ổn định ở mức gần nhau.

Tuy nhiên, đến năm 2023 và quý 1-2024, giá trị gia tăng của sản xuất công nghiệp lại vượt xa giá trị sản xuất công nghiệp. “Điều này làm cho tôi nghi ngờ vì chi phí tiền lương và nguyên liệu đều gia tăng, trong khi bán hàng không đổi, mà lợi nhuận lại tăng lên”, chuyên gia Nguyễn Đình Cung nói.

Ngoài ra, tỷ lệ giữa doanh nghiệp gia nhập thị trường và doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong quý 1-2024 cũng ghi nhận nhiều biến động đáng chú ý. Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 2018-2022, trung bình cứ bốn doanh nghiệp gia nhập thị trường thì chỉ có một doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Tuy nhiên, từ năm 2023 đến quý 1-2024, tỷ lệ này thay đổi rõ rệt khi cứ mỗi doanh nghiệp gia nhập thị trường thì sẽ có hai doanh nghiệp rút khỏi thị trường.

Theo thông tin từ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), có 36.244 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong quý 1-2024, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, đối lập với số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, có đến 73.978 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường quý 1-2024, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, có: 53.365 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn; hơn 15,5 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; 5,1 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 10,1%. Bình quân một tháng có hơn 24 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Như vậy, so sánh giữa số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong quý 1-2024, tổng số doanh nghiệp nước ta giảm 14 nghìn doanh nghiệp, bình quân một tháng giảm 4,7 nghìn doanh nghiệp.

Sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp rút khỏi thị trường ở hầu hết các lĩnh vực là một biểu hiện rõ ràng cho thấy doanh nghiệp và nền kinh tế đang gặp phải những khó khăn đáng kể và tình trạng này đặt ra nhiều vấn đề về sự ổn định và động lực phát triển của các doanh nghiệp, cũng như cả nền kinh tế trong tương lai.

Trong quý 1/2024, tăng trưởng dịch vụ chỉ đạt mức 6,12%, tăng trưởng dịch vụ theo giá hiện hành đạt 8,2% và tăng trưởng dịch vụ đã loại trừ yếu tố giá đạt 5,1%. Điều này thể hiện một thách thức mới đối với sự ổn định và sự phát triển bền vững của ngành dịch vụ trong nền kinh tế Việt Nam.

“Những con số của lĩnh vực dịch vụ thấp hơn nhiều so với trước đại dịch và đang có xu hướng đi xuống vì lạm phát có thể gia tăng trong khi thu nhập của người dân lại không tăng. Khi một động lực tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam đang có xu hướng bị xói mòn thì nền kinh tế khó có thể phục hồi mạnh mẽ”, TS. Cung nhấn mạnh.

Chóng mặt với doanh nghiệp liên quan ở Seabank

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (Seabank, mã SSB) được giới đầu tư chú ý đặc biệt ở khoản mục các doanh nghiệp có liên quan tới nhân sự lãnh đạo.

Quỳnh Hoa
icon comment 0

Đua tăng lãi suất, có ngân hàng huy động tiền gửi với lãi suất 9,5%

Sau 1 năm liên tục giảm lãi suất huy động, đưa mức lãi suất "chạm đáy" lịch sử, tháng 4/2024, hàng loạt ngân hàng thương mại điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm.

Khánh An
icon comment 0

Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát

Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 4/5/2024, Bộ trưởng Bộ Kế Hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, kinh tế vĩ mô 4 tháng cơ bản ổn định, nền kinh tế phục hồi và có mức tăng trưởng tích cực.

Nguyễn Thảo Quyên
icon comment 0

HAGL Agrico (HNG): “Lỗ chồng lỗ” liên tiếp 4 năm

Sau buổi họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico – HOSE: HNG) đã thông báo về tình hình tài chính cũng như mục tiêu kinh doanh trong năm 2024. “Lỗ chồng lỗ” kéo dài tại ...

Đào Thủy Tiên
icon comment 0
Copyright © 2023 SmartF. All right reserved.