icon menu mobile

CỘNG ĐỒNG TÀI CHÍNH THÔNG MINH

icon cat upload

Tại sao đồng Đô la càng mạnh thì càng gặp nhiều “khó khăn”

Nguyễn Thảo Quyên
icon calendar
26/04/2024 10:22
icon comment 0

Đô la tăng giá do FED vẫn giữ lãi suất cao và lâu hơn nên nhu cầu nắm giữ đồng tiền này như một tài sản an toàn trong bối cảnh xung đột quân sự có thể leo thang và lan rộng ở Trung Đông. khiến Các đồng tiền ở thị trường khác bị sụt giảm mạnh. 

Đến cuối năm 2023, nền kinh tế Mỹ phát triển 8% so với cuối năm 2019. Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản mỗi nước tăng trưởng dưới 2% so với cùng thời kỳ trên. Đồng Yên ở mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng Đô la. Đồng Euro đã giảm xuống 1,07 USD so với đầu năm là 1,10 USD một Euro. Một số nhà giao dịch hiện đang đặt cược rằng cặp tiền Euro/USD sẽ đạt mức ngang giá vào đầu năm tới. 

Theo The Economist, nếu Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11, trong bối cảnh đó sẽ xảy ra một cuộc chiến. Đồng Đô la mạnh có xu hướng làm tăng giá hàng xuất khẩu của Mỹ và hạ giá hàng nhập khẩu, làm cán cân thương mại bất ổn định- một vấn đề nhức nhối của kinh tế Mỹ. 

Ở những thị trường khác, đồng bạc xanh mạnh lên sẽ có lợi cho các nhà xuất khẩu có chi phí tính bằng loại tiền tệ khác. Nhưng lãi suất cao của Mỹ và đồng Đô la mạnh đã tạo ra lạm phát khi nhập khẩu, hiện càng trở nên trầm trọng hơn do giá dầu tương đối cao. Ngoài ra các công ty xuất nhập khẩu vay bằng tiền Đô la phải đối mặt với các khoản trả cao hơn gặp nhiều khó khăn hơn. Theo các nhà phân tích, các đồng tiền Châu Á là nhóm chịu tác động lớn nhất khi đồng Đô la mạnh lên. 

Nhiều quốc gia có dự trữ ngoại hối dồi dào và họ có thể bán ra để ổn định nội tệ của mình khi đồng Đô la mạnh lên khiến nội tệ mất giá. Nhật Bản có 1,3 nghìn tỷ USD, Ấn Độ có 643 tỷ USD và Hàn Quốc có 419 tỷ USD. Theo The Economist thì bất cứ sự can thiệp nào về tỷ giá thì cũng chỉ là tạm thời. Việc kinh doanh đã làm chậm lại sự mạnh lên của đồng Đô la vào năm 2022 nhưng khi FED bắt đầu tăng lãi suất thì đồng Đô la chảy về lại Mỹ, các nước vẫn không thể can thiệp được. 

Một sự lựa chọn có hiệu quả cho việc bình ổn tỷ giá là phối hợp quốc tế để ngăn chặn đà tăng giá của đồng bạc xanh. Các bộ trưởng tài chính của Nhật Bản và Hàn Quốc đưa ra tuyên bố bày tỏ sự lo ngại về sự sụt giảm của đồng Yên và đồng Won. Đây có thể là tiền đề cho sự can thiệp mạnh hơn, dưới hình thức bán chung dự trữ ngoại hối, để ngăn chặn hai đồng tiền Châu Á suy yếu hơn nữa. 

Tuy nhiên, dù có đứng chung chiến tuyến thì vẫn có khả năng sự can thiệp thì này không thành công. Suy cho cùng, sự sụt giảm của đồng Yên và Won là do chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và các nước khác. Có thể thấy rõ rằng trái phiếu chính phủ kỳ hạn 2 năm của Hàn Quốc mang lại lợi nhuận 3,5% và của Nhật Bản chỉ có 0,3%, trong khi Trái phiếu Kho bạc Mỹ đáo hạn cùng một thời điểm mang lại lợi nhuận 5%. Nếu lãi suất của Mỹ tiếp tục cao hơn rõ rệt như thế thì các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận sẽ chọn mua trái phiếu Mỹ. 

Theo ngân hàng Goldman Sachs, Trung Quốc đã chứng kiến dòng tiền ngoại hối trị giá 39 tỷ USD chảy khỏi nền kinh tế này trong tháng 3- khi các nhà đầu tư tháo chạy khỏi nền kinh tế đang dần suy yếu này. Đồng nhân dân tệ đã yếu đi đều đặn so với đồng Đô la kể từ đầu năm đến nay và giảm nhanh nhất từ giữa tháng 3, từ 7,18 nhân dân tệ tới 7,25 nhân dân tệ cho một đô la. Bank of America kỳ vọng nó sẽ đạt 7,45 nhân dân tệ cho một đô la vào tháng 9, khi cuộc bầu cử ở Mỹ diễn ra sôi nổi. Điều đó sẽ khiến đồng nhân dân tệ ở mức yếu nhất kể từ năm 2007, tạo động lực cho cho xuất khẩu của Trung Quốc hơn, xe điện giá rẻ của Trung Quốc có thể sắp trở nên rẻ hơn. 

Ở thị trường Việt Nam, tỷ giá đô la từ đầu năm đến nay đã tăng 4,9% là điều rất đáng quan tâm, Ngân hàng nhà nước đã can thiệp tỷ giá bằng cách phát hành tín phiếu để hút bớt lượng tiền VND dư thừa, và song song với đó là bán giao ngay đồng USD, giúp tỷ giá biến động trong ngưỡng cho phép. 

Ngân Hàng Nhà Nước sẽ can thiệp vào tỷ giá USD nếu đồng VND giảm xuống mức thấp kỷ lục

Phó Thống Đốc Ngân Hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết trong cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 19/04 rằng có thể can thiệp vào tỷ giá  “ngay cả hôm nay, nếu cần”. 

Nguyễn Thảo Quyên
icon comment 0

Tỷ giá đồng loạt vượt mốc 25.000 đồng/USD

Tại các ngân hàng, tỷ giá USD cũng đồng loạt tăng mạnh vào sáng ngày 11/4. Tỷ giá tăng mạnh do sức ép từ sự tăng đột ngột của đồng USD trên thị trường toàn cầu đối diện với các biến số kinh tế mới.

Hoàng Le
icon comment 0

Tỷ giá USD/VND “nổi sóng”, liệu có vượt đỉnh năm 2022?

Tỷ giá USD/VND đang có diễn biến "lạ" khi tăng mạnh ngay từ thời điểm đầu năm. Đồng thời, thị trường đang ghi nhận tình trạng găm giữ ngoại tệ khi chênh lệch trên thị trường chợ đen với thị trường liên ngân hàng ở mức cao.

Cát Tiên
icon comment 0

Tỷ giá USD tại ngân hàng sắp phá đỉnh lịch sử

Tỷ giá USD tại ngân hàng bắt đầu nổi sóng lớn sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán, tính chung trong hơn 2 tuần qua tỷ giá USD tại ngân hàng đã tăng 350 đồng/USD ở cả hai chiều mua và bán. Với mức này, giá USD tại ngân hàng còn cách 212 đồng/USD ở chiều mua và 22 đồng/USD ở chiều bán so với mức đỉnh lịch sử lập được hồi năm 2022.

Tuệ Lâm
icon comment 0
Copyright © 2023 SmartF. All right reserved.