icon menu mobile

CỘNG ĐỒNG TÀI CHÍNH THÔNG MINH

icon cat upload

Masan Group: “nợ ngắn hạn” vượt quá “tài sản ngắn hạn” gần 7.000 tỷ đồng

Đào Thủy Tiên
icon calendar
05/05/2024 20:13
icon comment 0

Theo tìm hiểu, tổng nợ vay của Masan ghi nhận hơn 69.653 tỷ đồng, xấp xỉ so với đầu năm, chiếm gần 48% nguồn vốn. Hệ số nợ phải trả gấp 2,77 lần vốn chủ sở hữu. Doanh nghiệp này đang trong tình trạng “nợ ngắn hạn” vượt quá “tài sản ngắn hạn” với số tiền khoảng gần 7.000 tỷ đồng.

Masan Group: Nợ vay hơn 69.600 tỷ đồng

Theo báo cáo tài chính hợp nhất chưa kiểm toán quý 1/2024 vừa công bố, CTCP Tập đoàn Masan (Masan Group, mã: MSN) đạt doanh thu hơn 18.854 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,8% so với cùng kỳ năm trước.

Các khoản chi phí được tiết giảm như chi phí tài chính giảm 4% xuống còn hơn 1.899 tỷ đồng (chủ yếu là chi phí lãi vay gần 1.622 tỷ đồng); chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ tăng nhẹ lần lượt 8% và 13% so với cùng kỳ, ghi nhận lần lượt 3.580 tỷ đồng và 971 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế quý 1/2024 của Masan đạt gần 479 tỷ đồng, tăng nhẹ 9% so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ tại Masan Group âm hơn 1.631 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2023 dương hơn 2.355 tỷ đồng. Trong đó, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm hơn 35 tỷ đồng (cùng kỳ 2023 âm hơn 341 tỷ đồng); lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm gần 1.540 tỷ đồng và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính âm hơn 56 tỷ (cùng kỳ 2023 dương hơn 5.279 tỷ đồng.

Quý 1/2024, Masan Group phải trả gần 1.622 tỷ đồng lãi vay, giảm nhẹ 7% so với cùng kỳ, tương ứng mỗi ngày phải trả khoảng gần 18 tỷ đồng cho khoản này. Áp lực trả lãi đến từ khoản nợ vay lớn của doanh nghiệp.

Tại thời điểm 31/3/2024, tổng tài sản của Masan Group giảm nhẹ 1% so với đầu năm đạt hơn 146.522 tỷ đồng. Trong đó tài sản ngắn hạn giảm gần 3% xuống còn hơn 42.629 tỷ đồng và tài sản dài hạn đạt hơn 103.893 tỷ đồng.

Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu ghi nhận hơn 38.833 tỷ đồng; nợ phải trả tại Masan giảm nhẹ 1% so với đầu năm, ghi nhận gần 107.689 tỷ đồng gồm 49.428 tỷ đồng nợ ngắn hạn và hơn 58.260 tỷ đồng nợ dài hạn. Trong đó, tổng nợ vay tại Masan ghi nhận hơn 69.653 tỷ đồng, xấp xỉ so với đầu năm, chiếm gần 48% nguồn vốn. Hệ số nợ phải trả gấp 2,77 lần vốn chủ sở hữu.

Như vậy, doanh nghiệp này đang trong tình trạng “nợ ngắn hạn” vượt quá “tài sản ngắn hạn” với số tiền khoảng gần 7.000 tỷ đồng.

msn120240426074130
Masan Group: “nợ ngắn hạn” vượt quá “tài sản ngắn hạn” gần 7.000 tỷ đồng

Tại Masan Group, tính đến 31/3/2024, tiền và các khoản tương đương tiền còn hơn 8.492 tỷ đồng trong khi hồi đầu năm có hơn 10.124 tỷ đồng và các khoản phải thu ngắn hạn hơn 14.304 tỷ đồng, trong đó khoản phải thu khách hàng có hơn 2.496 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 23/4, Masan Group đã hoàn tất thành công việc huy động vốn cổ phần trị giá 250 triệu USD từ Bain Capital (Bain), quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu thế giới với tổng tài sản quản lý xấp xỉ 180 tỷ USD.

Theo quy đổi ở mức 25.356 VND/USD, tỷ giá USD/VND đang ở mức đỉnh, Masan tiếp nhận 6.228 tỷ đồng tiền mặt thuần từ khoản đầu tư này, giúp cải thiện đáng kể bảng cân đối kế toán của công ty. Masan sẽ tiếp tục tích cực tìm kiếm các giải pháp thay thế để giảm đòn bẩy và giảm chi phí lãi vay với mục tiêu Nợ ròng trên EBITDA là <3,5x.

Trong 2 năm vừa qua, Masan đã thành công huy động được 1,5 tỷ USD từ thị trường vốn toàn cầu. Trong quý 4/2023, công ty đã phòng ngừa thành công 100% rủi ro các khoản nợ dài hạn bằng đồng USD với các điều khoản hợp lý: 950 triệu USD tiền gốc vay được chuyển đổi sang VND ở tỷ giá 23.937 VND/USD và lãi suất cố định ở mức 8,93% mỗi năm.

Theo đó, hoán đổi lãi suất (Interest Rate Swaps) kết hợp với FX kỳ hạn: 45 triệu USD thanh toán gốc vào năm 2024 với tỷ giá (FX) là 24.005 VND/USD; 300 triệu USD có lãi suất cố định 6,48% mỗi năm trong 5 năm với tỷ giá 1 năm (1-year FX) ở mức 23.790 VND/USD để giảm thiểu rủi ro liên quan đến tiền tệ và lãi suất. Do đó, việc đồng USD tăng giá gần đây không gây tác động trọng yếu đến lợi nhuận của công ty.

Bên lề, vào ngày 20/4 vừa qua, Ngân hàng Techcombank (TCB), công ty liên kết của Masan đã thông qua phương án chia cổ tức tỷ lệ 15% bằng tiền mặt. Sở hữu 19,9% lợi ích kinh tế tại TCB, Masan dự kiến sẽ nhận được hơn 1.000 tỷ đồng tiền mặt trong 6 tháng tới, giúp công ty thuận lợi trong công tác giảm đòn bẩy tài chính.

Masan Group tập trung mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi
Masan Group tập trung mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi

MSN: Mục tiêu lãi năm nay tăng gấp đôi, sở hữu 6 thương hiệu tỷ USD

Trong buổi họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, ông Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Masan cho biết, bất chấp những khó khăn vĩ mô và nhu cầu tiêu dùng suy yếu, doanh thu thuần của Tập đoàn trong năm 2023 vẫn ghi nhận tăng trưởng dương 2,7%, đạt 78.252 tỷ đồng.

Đáng chú ý, EBIT (lợi nhuận trước lãi vay và thuế) năm 2023 của mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi tăng tới 40,1% so với năm 2022, nhờ mức lợi nhuận cao kỷ lục của Masan Consumer Holdings (MCH) và lợi nhuận ổn định từ chuỗi siêu thị Wincommerce. Bên cạnh đó, việc đổi mới mô hình cửa hàng thành công của Wincommerce đang tạo nền tảng vững chắc cho việc mở rộng mạng lưới và sẽ là động lực tăng trưởng chính cho năm 2024.

Theo đó, Tập đoàn Masan lập kế hoạch kinh doanh năm nay với mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất nằm trong khoảng từ 84.000 – 90.000 tỷ đồng, tăng trưởng từ 7% – 15% so với năm 2023; lợi nhuận sau thuế 2.250 – 4.020 tỷ đồng. Trong kịch bản tích cực, lợi nhuận Masan dự kiến tăng gấp đôi so với mức 1.950 tỷ đồng của năm 2023.

Ban lãnh đạo Tập đoàn Masan cho biết sẽ tập trung vào các trụ cột chiến lược khi tiếp tục tập trung tăng trưởng lợi nhuận của các công ty thuộc mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi.

Cụ thể, tại Masan Consumer, đơn vị này sẽ tiếp tục phấn đấu đạt mức tăng trưởng doanh thu hai con số, đồng thời duy trì mức lợi nhuận cao để nâng tổng lợi nhuận của Tập đoàn Masan.

Đối với WinCommerce, đơn vị này tập trung vào tăng trưởng lợi nhuận bằng cách thúc đẩy tăng trưởng LFL (like for like) và cải thiện hơn nữa biên lợi nhuận gộp thông qua việc đẩy mạnh chiến lược nhãn hàng riêng, tối ưu hoá chi phí logistics và giảm hao hụt hàng hoá. Ngoài ra, chương trình hội viên WIN giúp tạo giá trị cho hệ sinh thái của tập đoàn và các nhãn hàng đối tác.

Về định hướng kinh doanh chiến lược, ông Nguyễn Đăng Quang tiết lộ việc Tập đoàn Masan sẽ cân nhắc việc IPO Masan Consumer (MCH) và hướng đơn vị này tới các thị trường quốc tế với mục tiêu 10-20% doanh thu sẽ đến từ thị trường toàn cầu.

Tập đoàn Masan cho biết, Masan Consumer đã tăng trưởng với tốc độ gấp 2,2 lần thị trường chung trong giai đoạn 2017-2023, và đặt mục tiêu tăng trưởng hơn nữa thông qua việc tham gia vào thị trường tiêu dùng bên ngoài, cung cấp các sản phẩm cao cấp thay thế bữa ăn tại nhà và thay thế bữa ăn tại nhà hàng.

“Mục tiêu chiến lược của Masan Consumer là sở hữu 6 thương hiệu tỷ USD, cao cấp hóa sản phẩm và mở rộng phạm vi sản phẩm cho từng thương hiệu, mở rộng thị trường có thể tiếp cận từ 100 triệu người tiêu dùng tại Việt Nam lên 8 tỷ người trên toàn cầu”, ông Trương Công Thắng – Tổng giám đốc của Masan Consumer nhấn mạnh.

Masan IPO viên kim cương gia bảo

Trong Đại hội cổ đông thường niên 2024 ngày 25/4, CTCP Tập đoàn Masan (MSN: HOSE) cho biết đã quyết định IPO CTCP Hàng tiêu dùng Masan Consumer Holdings (MCH) trong thời gian tới. 

Nguyễn Thảo Quyên
icon comment 0

CTCP Hàng tiêu dùng MaSan (MCH) lên kế hoạch niêm yết trên sàn HOSE; trả cổ tức bằng tiền mặt cao gấp 2 lần cho năm 2023

Kế hoạch năm 2024, Doanh nghiệp đặt ra 2 mục tiêu cho quá trình kinh doanh trong năm tới. Doanh thu đạt 31,5 nghìn tỷ đồng và LNST là 7,3 nghìn tỷ đồng, lần lượt tăng 12% và 1% với cùng kỳ, trong trường hợp cơ sở. Trong trường hợp cao, MCH đặt mục tiêu doanh thu 34,5 nghìn tỷ đồng tăng 22% so với cùng kỳ và LNST là 7,5 nghìn tỷ đồng tăng 4% so với cùng kỳ.

Yu BChou
icon comment 0

Nhờ đâu cổ phiếu Masan (MSN) xanh trong phiên đỏ lửa?

Theo tờ Bloomberg, Tập đoàn Masan đang xem xét việc niêm yết đơn vị tiêu dùng của mình, đây sẽ là đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng lớn nhất từ trước đến nay. Công ty đặt mục tiêu huy động tới 1,5 tỷ USD từ việc bán cổ phần.

Yu BChou
icon comment 0

Masan (MSN) lãi lớn nhưng không chia cổ tức

HĐQT Masan Group vừa thông qua phương án phát hành cổ phần mới theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) nhằm mục đích tăng vốn điều lệ. 

Nguyễn Thảo Quyên
icon comment 0

Masan đã hoàn tất thủ tục cho khoản đầu tư 250 triệu đô từ Bain Capital

Masan dự kiến sẽ phát hành riêng lẻ Cổ phần ưu đãi cổ tức có thể chuyển đổi vào ngày 22/4/2024, số tiền thu về khoảng 12.155 tỷ đồng.

Thao Chi
icon comment 0
Copyright © 2023 SmartF. All right reserved.