icon menu mobile

CỘNG ĐỒNG TÀI CHÍNH THÔNG MINH

icon cat upload

ĐHĐCĐ TPS: “Chưa bao giờ nhìn thấy đất nước nào có chỉ số P/E đẹp như thế này, nếu không mua lúc này thì mua lúc nào?”

Thao Chi
icon calendar
24/04/2024 13:50
icon comment 0

Ngày 24/4, CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên 2024.

Kết quả kinh doanh năm 2023

Tại Đại hội, trình bày báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh năm 2023, Ban lãnh đạo công ty chia sẻ, mặc dù ảnh hưởng bởi những biến động vĩ mô trong và ngoài nước, năm 2023 thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có những biến động thăng trầm; tuy vậy, vượt qua những khó khăn chung của nền kinh tế cũng như nắm bắt tốt đà phục hồi của thị trường tài chính, trong năm 2023, Công ty đã đạt được những kết quả hoạt động ấn tượng.

Công ty đã đạt mức doanh thu trên 2.918 tỷ đồng, hoàn thành 103% kế hoạch doanh thu. Lợi nhuận trước thuế của TPS cũng vượt 23% kế hoạch, đạt trên 283 tỷ đồng. Trong năm 2023, doanh thu hoạt động tự doanh tăng mạnh đạt 1.305 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 20,25% so với năm 2022.

Tổng thu nhập hoạt động, thu nhập tài chính và thu nhập khác đều có sự tăng trưởng so với năm 2022, ngược lại hầu hết các khoản chi phí đều giảm, ngoại trừ chi phí tài chính tăng gần 36% lên 468 tỷ đồng, dẫn đến lợi nhuận trước thuế cả năm đạt hơn 283 tỷ đồng, tăng mạnh 61% so với năm 2022. Như vậy, TPS đạt được kết quả kinh doanh tích cực trong năm 2023 dựa trên sự cải thiện hiệu quả hoạt động và tối ưu hóa chi phí.

Kế hoạch kinh doanh năm 2024

Nhận định năm 2024, thị trường chứng khoán Việt Nam còn nhiều biến số cần quan tâm do kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục chịu “tác động tiêu cực kép” từ những yếu tố bất lợi của bối cảnh kinh tế thế giới và những hạn chế bất cập bên trong. Với việc thị trường chứng khoán được đánh giá là có nhiều động lực tăng trưởng trong năm 2024.

Kế hoạch cụ thể, năm 2024 TPS đề ra mục tiêu doanh thu 2.551 tỷ đồng, giảm 13% so với kết quả năm 2023, trong đó doanh thu hoạt động giảm 21% tương đương hơn 580 tỷ đồng xuống còn 2.241 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trong năm 2024, TPS cũng đã đặt kế hoạch tối ưu hóa các chi phí xuống còn 2.193 tỷ đồng, giảm 17% so với thực hiện năm 2023.

Vì vậy, kế hoạch lợi nhuận của TPS trong năm 2024 đều ở mức tăng trưởng đáng kể khi mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt gần 358 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 286 tỷ đồng, lần lượt tăng 26% và 25% so với thực hiện năm 2023.

Kết thúc Quý I/2024, Công ty đạt lợi nhuận trước thuế 93 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 26% kế hoạch lợi nhuận trước thuế đặt ra cho cả năm là 358 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 75 tỷ đồng, tăng 23% so với Quý I/2023.

Về quy mô tài sản, tính đến cuối Quý I/2024, tổng tài sản tăng trưởng 49,2% so với đầu năm, đạt 10.340 tỷ đồng.

Cũng trong Quý I/2024, Công ty đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng. Đây là nguồn lực để Công ty tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, bổ sung nguồn vốn đáp ứng nhu cầu mở rộng, phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty.  TPS dự kiến sẽ thực hiện các đợt phát hành thêm cổ phiếu trong năm 2024 cho đến Quý II/2025 để tăng vốn điều lệ lên 5.512,5 tỷ đồng sẽ là nền tảng vững chắc giúp TPS nâng cao năng lực hoạt động, mở rộng thị phần kinh doanh và cải thiện các nguồn thu nhập trong năm 2024.

Thảo luận tại Đại hội

  • TPS có dự định gì về mảng chứng khoán phái sinh trong 1-3 năm tới? 

Với chứng khoán Phái sinh thì chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng chứng khoán Phái sinh là xu hướng khá tốt cho trị trường. Và bởi vậy trong báo cáo chúng tôi có nói rằng là ngay khi mà có giấy phép từ ủy bản chứng khoán & cơ quan chức năng của nhà nước, thì TPS sẽ phát triển dịch vụ này. 

Tất nhiên là trong thời gian vừa rồi chúng tôi quan sát thấy rằng nhà đầu tư chứng khoán phái sinh thì không tích cực bằng nhà đầu tư chứng khoán trực tiếp, nhưng mà nếu có dịch vụ này thì chúng ta sẽ phải đi theo trường. 

  • Về kết quả kinh doanh quý 1, công ty có những thuận lợi hay khó khăn gì?

Trong báo cáo quý 1 thì công ty cũng đã có công thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh trên website và công bố theo quy định. Quý 1, nhìn nhận chung thì công ty cũng có kết quả khả quan, so với kế hoạch thì lợi nhuận quý 1 đã đạt 26%.

Và lợi nhuận của quý 1 hiện nay đang đạt được là 93 tỷ.

  • Mảng trái phiếu 2 năm vừa rồi khá khó khăn, TPS có kinh nghiệm gì để khắc phục tình hình này? Trong thời gian tới thị trường trái phiếu có thể phục hồi, TPS có kế hoạch gì để chuẩn bị cho đợt phục hồi này?

Hiện nay, như trong báo cáo có trình bày, TPS cũng tự hào và tiên phong trong những cái công ty phân phối mạnh về mảng trái phiếu doanh nghiệp. TPS cũng chọn những tổ chức phát hành có uy tín cũng như là năng lực của các tổ chức, doanh nghiệp để đảm bảo an toàn cũng như giá trị, đảm bảo tài sản cho các gói trái phiếu. Các tổ chức phát hành mà TPS tư vấn vẫn đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư. Rút kinh nghiệm cho đợt trái phiếu vừa rồi thì thật ra trong ủy ban cũng những cơ chế, chính sách, luật định rất chặt chẽ để quy định siết chặt hơn, cũng như đảm bảo cho nhà đầu tư. 

Đây cũng là một số điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về các tổ chức phát hành. Như cổ đông cũng thấy là vừa năm qua, đặc biệt có nhiều tổ chức phát hành từ năm 2022 đổ bể, và sự quản lý không chặt chẽ, vì vậy mà ào ạt các tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp rất không có chuẩn mực.

Và việc trong năm 2024 này, chúng tôi cũng đã làm việc với các doanh nghiệp cũng như là các đối tác tương lai. Theo như định hướng của bộ tài chính đưa ra các tiêu chí của các doanh nghiệp để đạt điều kiện phát hành là những doanh nghiệp phải được đăng ký xếp hạng tín nhiệm, một số tiêu chí đảm bảo tỷ lệ nguồn trên tài sản mà các quy định, nghị định cũng đưa ra rất rõ. 

Và trong định hướng như năm 2024, TPS cũng luôn khai thác và tận dụng những sự phục hồi. TPS tin tưởng rằng trái phiếu cũng đang hồi phục dần. Và tất nhiên không thể phục hồi nóng, không thể tăng trưởng nóng như năm 2020 hay 2021 được, mà ở đây có sự thận trọng hơn và chính các doanh nghiệp cũng đã khá là thận trọng hơn so với việc phát hành ồ ạt như trước đây. 

Và hiện nay, như chúng tôi được tiếp cận nhiều doanh nghiệp, bản thân các doanh nghiệp họ cũng rất e dè trong việc phát hành trái phiếu mới. Và đó là những cái tiêu chí mà hiện nay chúng tôi đang tiếp cận với các đơn vị về xếp hạng tín nhiệm. Các doanh nghiệp hiện nay chúng tôi đang tư vấn phát hành cũng như doanh nghiệp tương lai, họ sẽ đi theo những tuân thủ và đặc biệt là sẽ phải đảm bảo những tỉ lệ về xếp hạng tín nhiệm. 

Và chúng tôi cũng muốn là trái phiếu phát hành cũng sẽ được xếp hạng tín nhiệm. Đây là những cơ hội và cũng là sự minh bạch rõ ràng để đảm bảo nhà đầu tư khi mua trái phiếu họ cũng an tâm hơn. 

  • Về những rủi ro trong việc phát hành trái phiếu đã xử lý xong hết chưa hay còn gì tồn đọng không? trong danh mục 1.000 tỷ đầu tư vào trái phiếu, có 200 tỷ liên quan đến doanh nghiệp DGT, những năm trước doanh nghiệp này khá khó khăn, TPS đánh giá rủi ro về trái phiếu này như thể nào?

Tự doanh của TPS có đầu tư trái phiếu DGT, thì số lượng đầu tư hiện nay TPS đang nắm giữ khoảng 200 tỷ. Hiện nay đối với tài sản đảm bảo thì tổ chức phát hành có 2 mỏ cũng như cổ phiếu công ty. Với định giá về tài sản đảm bảo thì nhiều hơn so với giá trị TPS đang nắm giữ và hiện nay họ vẫn đảm bảo. 

  • Việc tăng vốn để nâng cao năng lực tài chính thì có rủi ro pha loãng lợi nhuận trên cổ phiếu, công ty đánh giá như thế nào? Hiện tại, dư nợ margin đang tăng nhanh? Margin hiện tại đang căng hay không? Ban lãnh đạo đánh giá như thế nào về tình hình margin?

Có một số cổ đông đang hỏi về việc tăng vốn điều lệ, thì xin lưu ý rằng là khi tăng vốn điều lệ lên thì chúng ta support nguồn tiền khá lớn. Còn 1 câu hỏi nữa là về câu chuyện phát triển của Margin, theo quan điểm cá nhân, chúng tôi thấy rằng năm 2024 và 2025 thì thị trường chứng khoán sẽ rất phát triển, và bởi thị trường chứng khoán phát triển như vậy, với P/E của Việt Nam tại thời điểm này, hôm qua nói chuyện với nhà đầu tư, thì họ nói là chưa bao giờ nhìn thấy có một đất nước nào mà có chỉ số P/E đẹp như thế này, nếu không mua lúc này thì mua lúc nào? 

Qua đây thì chúng ta cũng thể hiểu được kỳ vọng của nhà đầu tư, và vì vậy cho nên nhà đầu tư họ đã chờ đợi trong tương lai khi chứng khoán tăng lên thì họ huy động từ margin, từ đó tôi nghĩ việc phát triển cho vay margin sẽ tăng trưởng.

Và chúng ta muốn phát triển thì chúng ta cũng phải tăng trưởng nguồn cho vay margin, mà muốn cho vay margin thì vốn điều lệ của chúng ta sẽ tăng, mà chúng ta cho vay margin thì việc đó sẽ mang lại lợi nhuận cho công ty. 

Muốn phát triển thêm thì pha loãng, nhưng có vốn điều lệ tăng lên để kinh doanh thì sẽ kiếm được nhiều tiền hơn, và lợi nhuận này sẽ bù lại phần pha loãng. Và chúng ta làm thủ tục tăng vốn từ tháng 4 năm ngoái đến tận tháng 3 năm nay chúng ta mới vừa hoàn tất. Chúng tôi cho rằng việc tăng vốn, phải rất nỗ lực thì cũng phải ở cuối năm cho nên là cũng không thể phản ảnh ngay vào kết quả kinh doanh nhưng chắc chắn sẽ phản ảnh vào kết quả kinh doanh năm 2025. Cho nên tôi nghĩ quý cổ đông nên nhìn tương lai của TPS để đánh giá phù hợp.

  • Về việc phân bố lợi nhuận trong năm 2023, cổ đông đề nghị chia cổ tức bằng cổ phiếu 10% và 2% bằng tiền mặt. Vì đã nhiều lần quy động vốn nhưng cổ đông chưa nhận cổ tức bằng tiền mặt bao giờ.

Hiện giờ chúng tôi đang nhìn thấy cơ hội trên thị trường đang khá là tốt và chúng tôi vẫn đang muốn trong năm nay sẽ sử dụng tối đa nguồn lực của TPS để phát triển kinh doanh, để có thể hưởng trái ngọt vào năm 2025-2026, TPS tin tưởng rằng đến lúc đó, kết quả đem lại sẽ cao hơn rất nhiều.

  • Về chính sách ESOP khuyến khích cán bộ công nhân viên của công ty, cổ đông đề nghị lock esop 2 năm

TPS thực hiện ESOP để động viên cán bộ công nhân viên, chứ không nhìn với quan điểm là pha loãng các cổ đông sẽ được lợi gì. Nếu chúng ta không động viên lượng cán bộ công nhân viên, những người đứng đầu chiến tuyến để kiếm tiền cho cổ đông, mà chỉ nhìn thấy quyền lợi cho cổ đông thì ai sẽ kiếm tiền cho chúng ta đây? Theo thông lệ trên thị trường thì bình quân cũng chỉ lock khoản 1 năm thôi, nên đề xuất của chúng tôi là theo thông lệ, các cổ đông hoàn toàn có thể có ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý.

  • Về yếu tố ESG – kinh tế xanh, TPS có định hướng gì về ESG trong hoạt động kinh doanh?

ESG là xu thế xã hội và TPS cũng không thể đứng ngoài tiềm năng đó. Vì thế trong tương lai các hoạt động của TPS thì công ty sẽ cố gắng cho việc đầu tư, chăm sóc các hoạt động phát hành trái phiếu, lựa chọn kỹ các công ty phát triển bệnh vững, phát triển xanh vì TPS nhìn thấy đây là xu thế của thế giới, của nền kinh tế và của Việt Nam.

 

Chứng khoán TPS tăng vốn lên 2.000 tỷ đồng

Chứng khoán Tiên Phong (TPS, mã chứng khoán: ORS) thông báo nhận được giấy chứng nhân chào bán 100 triệu cổ phiếu ra công chúng, qua đó tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng. Giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu, 

Parvati
icon comment 0
Copyright © 2023 SmartF. All right reserved.