Logo

Thị trường trái phiếu không thể tự điều tiết

Avatar
Đăng bởi: Quỳnh Hoa
29/01/2023 10:37

2022 là năm cao điểm đáo hạn của các lô trái phiếu mà doanh nghiệp đã phát hành từ 2019 trở lại đây. Ngay từ đầu năm một loạt doanh nghiệp đã công bố không có khả trả lãi và gốc trên trang cbon của HNX.

Đó là các công ty Hưng Thịnh Icon, Lâu Đài Trắng, Xuất nhập khẩu An Giang, công ty con của Đất Xanh Group, Nova Group… Cần lưu ý là có nhiều doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ cam kết với nhà đầu tư nhưng không công bố thông tin nên chỉ có trái chủ của những công ty này “buốt ruột”.

Trong bài trả lời phỏng vấn trên VnExpress, Kinh tế trưởng Nguyễn Minh Cường của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) Việt Nam cho rằng, nền kinh tế Việt Nam bộc lộ những điểm yếu cơ bản về cơ cấu. Trong đó có sự mất cân đối giữa thị trường tiền tệ – thị trường vốn. Nền kinh tế hiện vẫn dựa nhiều vào hệ thống ngân hàng, trong khi thị trường vốn vừa phát triển 3-4 năm nay lại gặp trở ngại. Đặc biệt là vấn đề trái phiếu trong 2022 gây tắc nghẽn thị trường.

Nếu nhìn lại khủng hoảng tài chính 2008, ban đầu Chính phủ Mỹ cũng để cho thị trường tự điều tiết, kết quả Lehman Brothers phá sản, làm rung chuyển toàn hộ hệ thống tài chính và kinh tế nước này. Mỹ sau đó phải lập tức can thiệp, thậm chí là quốc hữu hoá vào cả các công ty sản xuất chứ không riêng tại các ngân hàng thương mại.

Tại Việt Nam, trong 2023, vốn trái phiếu đáo hạn có thể lên đến 150.000 – 200.000 tỷ đồng, nếu để thị trường tự xử lý thì không chỉ tắc nghẽn dòng vốn mà có thể dẫn đến những rủi ro hệ thống, lan sang cả hệ thống ngân hàng, và toàn bộ thị trường tài chính. Ở bối cảnh nhạy cảm là nền kinh tế trong giai đoạn phục hồi và kinh tế Việt Nam đứng trước rất nhiều thách thức thì chỉ cần một vụ việc nhỏ cũng có thể tạo ra những địa chấn lớn.

Doanh nghiệp niêm yết nào có dính dáng nhiều tới trái phiếu đều khiến giới đầu tư e ngại, trong đó có Techcombank và các doanh nghiệp “mỏ neo” (khách hàng lớn) liên quan tới ngân hàng này như Masterise Group.

Trong các báo cáo về trái phiếu của FiinGroup có Công ty cổ phần Hoàng Phú Vương. Sau hơn 3 năm thành lập, doanh nghiệp bất động sản này huy động được 4.670 tỷ đồng (gấp gần 6 lần vốn điều lệ) từ trái phiếu kỳ hạn 4 năm và lãi suất trung bình 12,9%/năm. Công ty cổ phần Osaka Garden huy động 6.800 tỷ đồng từ trái phiếu kỳ hạn trung bình 1,5 năm, với lãi suất trung bình 13,28%/năm…

Các số liệu thống kê cho thấy Osaka Garden, Hoàng Phú Vương và Hoa Phú Thịnh vào ngày 30/7 và ngày 4/10/2021 đã phát hành tổng cộng 15.500 tỷ đồng trái phiếu, với mục đích đặt cọc nhận chuyển nhượng một phần dự án Sài Gòn Bình An. Đã có tổng cộng 22.074,6 tỷ đồng, tương đương gần 1 tỷ USD trái phiếu được phát hành có liên quan tới dự án Sài Gòn Bình An. Ngân hàng Techcombank tham gia quản lý tài sản đảm bảo, tài khoản thanh toán, đại lý của phần lớn số trái phiếu trên.

Dự án Sài Gòn Bình An hiện có tên The Global City trên khu đất có tổng diện tích 120 ha tại phường An Phú, quận 2 TP HCM do Masterise Group phát triển.

Theo giới thiệu của Masterise Homes, dự án có tổng vốn đầu tư lên tới 22.075 tỷ đồng bắt đầu được nhà thầu An Phong Construction tổ chức khởi công từ tháng 3/21.