Logo

Ông Tô Hải, CEO Chứng khoán Bản Việt: chạy đua margin nhận về lợi nhuận 15% là tự giết mình

Avatar
Đăng bởi: Khôi Nguyên
19/04/2021 10:35

ROE của VCI trên 20%, đang làm tốt hơn các CTCK khác mà giờ lại phải hi sinh vốn  để chạy đua cho vay margin, lợi nhuận ước tính nhận về 15% là tự giết mình, phá hủy giá trị công ty.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 diễn ra chiều 9/4, trả lời cổ đông về vấn đề giảm sút thị phần của Chứng khoán Bản Việt (VCSC – mã chứng khoán: VCI), Tô Hải, Tổng giám đốc VCSC cho biết, thị phần không còn quá quan trọng mà ảo khá là nhiều.

Năm 2020, VCI tụt thị phần môi giới từ thứ 3 xuống thứ 4. Đặc thù năm 2020 có một số công ty chứng khoán vượt lên tốt. Các sản phẩm phái sinh gắn với chứng khoán cơ sở có giao dịch bùng nổ, dẫn đến nghẽn lệnh ở HOSE. Theo VCI, sự tham gia của các nhà đầu tư F0 không tác động lớn tới nghẽn lệnh, thật ra là sản phẩm phái sinh đi kèm chứng khoán cơ sở là nguyên nhân chính.

Thị phần môi giới theo quan điểm của ông Tô Hải không quá quan trọng mà tập trung làm ra lợi nhuận của mảng môi giới, duy trì hoạt động của các mảng trụ cột như tư vấn, margin, đầu tư.

Với VCI, mảng môi giới nhà đầu tư nước ngoài là quan trọng nhất, mang lại lợi nhuận cao, biên lợi nhuận cao, giá trị giao dịch ổn định. Năm 2020, VCI có thị phần dẫn đầu ở khối khách hàng này, 28,5%. Đây là phân khúc mà các công ty chứng khoán mới nổi không chen chân vào được trên thị trường chứng khoán cơ sở.

Trong giai đoạn tới, Công ty có thể rớt khỏi top 5 thị phần, nhưng vẫn sẽ tập trung duy trì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu môi giới đạt cao nhất.

Theo ông Tô Hải, ông có góc nhìn khác về thị phần. Thật ra, thị phần là con số dễ nói, nhưng khoảng 3-4 năm nay, VCI không quan tâm tới thị phần.

Hiện tại, các công ty chứng khoán đang thực hiện mua cổ phiếu cơ sở và short sell bằng chỉ số cơ sở để nâng thị phần. ROE mục tiêu của VCI phải đạt khoảng trên 20% thì các khoản đầu tư sinh lời phải 30% thì mới tham gia.

Hiện có tự doanh nhiều công ty chấp nhận tham gia nhưng nếu nhìn kỹ thì dù thị phần cao nhưng lợi nhuận môi giới rất thấp. Trong khi tỷ suất lợi nhuận của VCI đạt khoảng 40%, lợi nhuận hơn 100 tỷ đồng, còn hầu hết công ty chứng khoán có thị phần lớn đang lỗ mảng môi giới.

Do đó, con số thị phần không phải là thị phần. Phương thức giành thị phần có thể theo hình thức phát triển công ty, hạ gục đối thủ lúc đó có thể tăng giá. Nhưng chứng khoán là ngành đặc biệt, muốn giữ khách hàng thì phải nâng cao chất lượng dịch vụ, muốn thế phải có tiền, muốn có tiền thì kinh doanh phải sinh lời. Do đó, VCSC sẽ không chạy theo thị phần mà tập trung vào tỷ suất lợi nhuận. Nếu cứ cạnh tranh bằng hạ giá, giảm phí, đến khi không giảm được nữa, hoặc có công ty khác giảm mạnh hơn, khách hàng cũng sẽ dễ rời bỏ.

“Do đó, theo tôi con đường duy nhất là tập trung vào chất lượng dịch vụ, và đây là con đường VCI đi, dù thị phần có giảm đến đâu. Tôi vẫn thường nói với nhân viên, công ty chúng ta là kinh doanh chứ không phải làm showbiz để mà đánh bóng tên tuổi. Với VCI, chỉ cần tăng chất lượng dịch vụ sẽ giữ chân được khách hàng, song song tăng được hiệu suất sinh lời thực cho công ty”, ông Hải nói.

Vậy còn cuộc đua lãi suất margin, VCI có chiến lược gì?

Theo ông Tô Hải, Balance sheet của VCI 3 năm nay không tăng, giữ quanh 3.000 tỷ đồng, marign là cái dễ nhìn nhất, cạnh tranh lãi suất giảm 1 cái là biết liền. Có CTCK tung ra nhiều gói hạ lãi suất trong thời gian giới hạn do CTCK dư vốn thì làm – thì cái này mình không tham gia, còn mặt bằng ở các CTCK lớn thì tương đương nhau rồi.

Giá vốn đầu vào của các CTCK là tương đương nhau, chỉ có CTCK Hàn Quốc có giá vốn đầu vào thấp hơn, nhưng sau một thời gian, người ta sử dụng hết rồi thì không còn vốn để đưa ra vì giới hạn tỷ lệ cho vai. VCI thì khác.

Theo quy định, từ ngày 15/2/2021, tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán không được vượt quá 5 lần. Hiểu đơn giản, CTCK có 1 thì được phép vay 5. Theo ông Hải, tới nay, chỉ có một mình HSC là có thể có được tỷ lệ có 1 được vay 2. Vì khi tiếp cận ngân hàng sẽ yêu cầu có TSĐB mới cho vay, mà TSDB của CTCk được định giá thấp, nên phần Equity (VCSH) mà mình cắt vào để vay được thì không đủ. Chính vì vậy, các CTCK maximum lại thì chỉ có HSC tối đa hóa được là thêm 1 được 2.

Vậy sao VCI không làm? Vì theo ông Hải, nếu chạy đua cho vay margin, VCI sẽ phải bỏ ra 1 đồng VCSH và  2 đồng vay, trong đó 2 đồng vay thì NIM hiện CTCK 3,2-3,5%, CTCK nào tốt thì dc 3,2%, xấu hơn thì 3,5%. Nếu là 3,5% thì mình có 7% lợi nhuận của phần cho vay. Việc vay rồi cho vay lại cộng thêm 1 đồng VCSH mang đi cho vay (ví dụ lãi suất cho vay giờ là 11%) thì tổng mình được 11+7= 18% lợi nhuận, sau khi trừ đi chi phí thì được 14% lợi nhuận, VCI là 15%. Vô hình chung, ROE của VCI trên 20%, đang làm tốt hơn các CTCK khác mà giờ lại phải hi sinh vốn  để làm cho vay  nhận cề 15% là tự giết mình, phá hủy giá trị công ty.