Về kỹ thuật: Chỉ số VN-Index đang trong nhịp điều chỉnh khi đã giảm hơn 10% kể từ đỉnh gần nhất và đã tạo vùng đáy ngắn hạn ở 1.225 điểm – 1.238 điểm. Do vậy, chừng nào vùng đáy này chưa bị vi phạm thì nhịp phục hồi vẫn tiếp diễn.
Mức điều chỉnh của thị trường trong tháng 7 năm nay đã tác động đến cổ phiếu trong rổ Vn-Index tương tự như đã từng diễn ra vào tháng 7 năm 2020 cũng trùng với làn sóng Covid tại Đà Nẵng. Điều này thể hiện ở một số thông số như:
1) Tỷ lệ phần trăm số mã trong rổ VN-Index nằm trên đường MA20 đã giảm về mức thấp nhất ngày sau khi về mức thấp nhất 11.1% tại vùng đáy và hiện đã tăng lên 18.36%. Diễn biến này cho thấy sau áp lực bán tháo, giá nhiều cổ phiếu đã phục hồi lấy lại được ngưỡng MA20.
2) Bên cạnh đó, tỷ lệ phần trăm số mã trong rổ VN-Index có RSI<30 nằm trong vùng quá bán cũng giảm còn 4,17% sau khi bật tăng 26,6% vào giữa nhịp bán tháo của tuần trước.
Cả hai chỉ báo này đều đang cho thấy VN-Index đã và đang tạo vùng đáy kỹ thuật giống như những lần phản ứng
trước đây với làn sóng Covid-19 và lần này có vẻ như cũng không ngoại lệ. Cho tới khi diễn biến thị trường trở
nên rõ ràng hơn thì một số chỉ báo kỹ thuật đang có tín hiệu tích cực như:
1) Chỉ báo sức mạnh tương đối RSI sau khi giảm và chạm vùng quá bán (30) đã phục hồi và tăng trở lại;
2) Chỉ báo Stochastic cũng bắt đầu báo hiệu tín hiệu đáy kỹ thuật;
3) Hỗ trợ theo Fibonacci Fan vẫn là vùng hỗ trợ mạnh sau 4 làn sóng Covid-19 tại Việt Nam và trùng với trendline của kênh tăng ở vùng hỗ trợ hiện tại nằm ở vùng 1200 điểm; 4) Mức lãi T+3 đang được cải thiện ở 2 phiên cuối tuần và tuần vừa qua cũng là tuần có vòng T+3 có lãi đầu tiên sau các lần bắt đáy không thành công trước đó.
Với các tín hiệu như trên, trong kịch bản cơ sở thị trường có thể tiếp tục duy trì nhịp phục hồi trong tuần tới với vùng
trading nằm trong khoảng giữa MA100 và MA50. Có thể nhịp rung lắc vẫn sẽ diễn ra để retest vùng đáy mới nhưng
khả năng cũng chỉ điễn ra 1 – 2 phiên.
Do vậy, với tín hiệu tạo vùng đáy kỹ thuật của chỉ số VN-Index đã diễn ra NĐT có thể sẽ cần quan sát thêm xu
hướng trong những phiên đầu tuần tới để hành động tránh bị cảm xúc chi phối.
Trong kịch bản tích cực, thị trường cần lấy lại ngưỡng MA50, trong kịch bản cơ sở thị trường có thể tích
lũy hoặc dao động trong vùng trading được tạo bởi 2 đường này. Trong kịch bản thận trọng, nếu vùng đáy
ngắn hạn bị xuyên thủng, thị trường có khả năng retest ngưỡng tâm lý 1.200 điểm, đây cũng là ngưỡng hỗ
trợ trong xu hướng tăng kéo dài hơn 15 tháng vừa qua (kể từ cuối tháng 3 năm ngoái).
Kịch bản tuần tới
Chiến lược đầu tư: Trong khi chỉ số VN-Index giảm gần 11% kể từ đỉnh thì nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm bình quân khoảng 15%, nếu dùng margin mức giảm sẽ lớn hơn, do vậy đã bắt đầu có hoạt động bắt đáy, thanh khoản ở các phiên tăng thường thấp và ở các phiên giảm thì cao hơn. Vùng giải ngân tiềm năng như trong báo cáo tuần trước chúng tôi có chia sẻ đó là 1275-1300 hoặc vùng mua tốt hơn ở 1200-1255 điểm.
Nhà đầu tư có thể tiếp tục giải ngân tại các nhịp võng xuống trong tuần tới đối với các cổ phiếu đã có tín hiệu tạo đáy rõ ràng với KQKD Q2 khả quan. Việc mua vào chỉ nên thực hiện với tỷ trọng hợp lý (dưới 50% danh mục) và không dùng margin, cho mục tiêu trung hạn và tuân thủ các nguyên tắc về giao dịch ưu tiên các lĩnh vực chọn lọc như Ngân hàng (MBB, TCB), Chứng khoán (SSI, MBS, BSI), Bất động sản (VHM, VRE, DIG, NLG, HDG, NTL), Thép (HPG, NKG, HSG); Dầu khí (GAS, BSR, PVS)…
Tải báo cáo Nháºn Äá»nh thá» trưá»ng tuần 26.07_30.07.2021