Logo

BIDV: Áp lực tăng vốn quay trở lại

Avatar
Đăng bởi: Quỳnh Hoa
27/02/2021 02:31

Sau tăng tốc tín dụng cuối năm và quyết định chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 8%, hệ số CAR của BID giảm xuống 8,34% vào cuối năm 2020 (từ 8,77% tại ngày 31/12/2019). Tỷ lệ vốn cấp 1 chỉ đạt 5,88%. Số dư trái phiếu cấp 2 đã gần đến giới hạn.

Với hệ số CAR hiện tại, BID có đủ vốn để tăng trưởng tín dụng trong năm 2021, nhưng việc tăng vốn là rất cần thiết để hỗ trợ tăng trưởng trong tương lai.

Ngân hàng đã có kế hoạch phát hành tối đa 8,5% vốn điều lệ năm 2019 (341.538.106 cổ phiếu) thông qua phát hành công khai hoặc riêng lẻ trong giai đoạn 2020- 2021. Việc huy động vốn sẽ là động lực chính cho BID trong giai đoạn hiện nay.

Thu nhập phí ròng đang khẳng định vai trò của BIDV với mức tăng lên 10,5% trong tổng thu nhập hoạt động từ mức 8,9% trong năm 2019. Trong năm 2020, thu nhập từ phí và hoa hồng chỉ tăng 9,4% so với cùng kỳ, mức này thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng từ 16% -25%/năm trong những năm trước theo ước tính của SSI.

Bên cạnh tác động từ chính sách miễn giảm phí của CTCP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS), việc thúc đẩy ngân hàng số đã giúp tăng lượng giao dịch, thu nhập thanh toán ròng và cải thiện chi phí. Thu nhập từ phí sẽ bù đắp cho sự sụt giảm thu nhập ròng từ hoạt động đầu tư và kinh doanh ngoại hối trong năm 2021.

SSI cho rằng, việc chi trả cổ tức 8% bằng tiền mặt cao hơn mức ước tính của CTCK là 5% và làm giảm ước tính BVPS năm 2021. Do đó, CTCK này điều chỉnh giảm 1,5% giá mục tiêu 1 năm xuống còn 46.430 đồng/cổ phiếu.